Hướng dẫn chi tiết các bài tập làm căng da mặt

Các bài tập làm căng da mặt. Chu môi, le lưỡi, nhăn sóng mũi, căng da mặt… tất cả toàn là những hành động buồn cười nhưng đứng về góc độ sức khỏe thì chúng hoàn toàn tốt cho bạn. 

Hướng dẫn chi tiết các bài tập làm căng da mặt


Bởi việc tập thể dục cho khuôn mặt thông qua những động tác như thế này sẽ giúp cho máu huyết lưu thông và tránh được tình trạng tác nghẽn các dòng bạch huyết trên da.


Bài tập làm căng da mặt có thể thay thế cho Boxton (chất độn làm căng da)?

Bài tập với các cơ trên mặt sẽ không mang đến phép lạ nào như xóa nếp nhăn, diệt sạch mụn hay tàn nhang. Nhưng chúng giúp khuôn mặt khỏe mạnh hơn, làn da tràn đầy sức sống và làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, tập thể dục cơ mặt còn giúp bạn có được sự thư giãn, cân bằng tâm lý và giảm căng thẳng.

Mới bắt đầu với bài tập giúp căng da mặt này, bạn hãy thực hiện trước gương để cảm nhận sự thay đổi của cơ mặt. Khi đã quen rồi bạn có thể thực hiện chúng ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào bạn có một chút thời gian. Việc luyện tập hàng ngày sẽ rất có hiệu quả với làn da.

Thời gian luyện tập lý tưởng là vào buổi sáng khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, lặp lại từ 10 đến 20 lần trong vòng 5 đến 10 phút.

Bạn cần phải ghi nhớ nguyên tắc quan trọng nhất trong một số bài tập nhằm hạn chế các nếp nhăn xuất hiện là không được giật mạnh da! Việc kéo căng da mặt nên được thực hiện dứt khoát nhưng phải kéo dài khoảng 6 giây, sau đó thả ra và để da trở lại trạng thái bình thường. Cần tập trung chú ý đến động tác này để học được cách thư giãn cơ bắp và đạt được làn da mịn màng.

Khởi động bài tập làm căng da mặt

Khởi động với một vài động tác nhỏ như: gõ nhẹ bằng các đốt ngón tay vào cổ, mặt và sau gáy từ dưới lên trên – điều này thúc đẩy việc tuần hoàn máu. Tốt nhất là bạn nên sử dụng ngón cái và ngón trỏ để đạt được hiệu quả hơn. Đừng quên vuốt nhẹ vùng xung quanh mắt nhé. Bây giờ, bạn đã hoàn toàn sẵn sàng cho bài tập chính rồi đấy.

Bài tập cho cằm


Để thực hiện bài tập cho cằm, bạn nên ngồi thẳng người trước một chiếc bàn. Đặt một cánh tay hờ bên dưới làm điểm tựa cho cánh tay còn lại (đặt song song với bàn) đặt khuỷa lên. Lúc này, bàn tay của cánh tay ở trên nắm lại thành nắm đấm và ép cằm từ dưới lên trên. Đầu không được dịch chuyển lên theo mà bạn phải giữ cố định. Thực hiện động tác này trong khoảng sáu giây. 

Chú ý: Lúc này, miệng của bạn phải khép lại, cằm hơi hất về phía trước, cơ vai cũng không được kéo lên, nên để thư giãn. 

Cách khác: Như mô tả ở trên, tuy nhiên hàm dưới hơi mở ra. Bài tập này rất tốt cho vùng cơ dọc theo hai bên hàm.


Bài tập chống cằm xệ

Sử dụng một chiếc khăn tắm và cuộn nó lại theo đường xoắn quẩy. Giữ khăn dưới cằm thật chặt (lúc này bạn phải giữ đầu cố định). Sau đó, mở nhẹ hàm dưới để đẩy lực chống lại lực của chiếc khăn đang áp sát dưới cằm. Giữ động tác này khoảng sáu giây sau đó thực hiện lại từ 4 đến 6 lần.

Trong khoảng thời gian thực hiện động tác cho đến khi kết thúc nên di chuyển hàm dưới cùng chiếc khăn nhẹ nhàng từ trước ra sau.

Bây giờ, bạn cuộn chiếc khăn quanh cổ từ phía sau và giữ chặt 2 đầu khăn. Sau đó, quay đầu từ từ về bên phải, nâng nhẹ phần khăn bên phải lên và mở hàm dưới để chống lại lực của chiếc khăn từ bên dưới . Giữ tư thế này khoảng 6 giây, sau đó thả lỏng dần để thư giãn. Thực hiện động tác này từ 4 đến 6 lần, sau đó quay đầu về bên trái thực hiện tương tự. Chú ý là trong suốt quá trình thực hiện, tư thế luôn thật chuẩn và giữ tinh thần thư giãn.

Bài tập cho miệng



Bài tập 1:

Đưa hai ngón tay trỏ lên hai bên góc miệng. Sau đó, mím môi lại với nhau và dùng ngón tay kéo căng hai góc miệng thật rộng trông giống như lúc bạn đang cười mỉm.
Bây giờ, ngậm chặt miệng giống như bạn huýt sáo không hở môi. Cố gắng ép chặt hai môi lại với nhau và làm căng cơ miệng hết sức.

Bài tập 2:

Tiếp tục mím chặt môi luân phiên từ trung tâm môi ra góc ngoài của miệng. Sau đó, bạn dùng tay kéo giữ phần góc ngoài bên phải miệng, phần góc ngoài bên trái bạn thả lỏng. Thực hiện tương tự đối với phần góc ngoài miệng bên trái. Bài tập còn giúp làm săn chắc vùng má của bạn.

Bài tập 3:

Giống như bài tập 2, nhưng hai góc miệng trái phải được kéo căng hơn về phía trên

Bài tập giúp săn chắc vùng má

Bước 1:

Thổi phùng má. Sử dụng các ngón tay vỗ nhẹ hay gõ nhẹ vào má. Sau đó, thư giãn và cảm nhận được sự thay đổi của vùng da nơi bạn vừa thực hiện động tác thể dục.

Bước 2:

Giữ căng vùng má và tiếp tục gõ nhẹ.

Bước 3:

Từ từ nhả khí ra nhưng trong khi đó vẫn thực hiện động tác gõ nhẹ vào má.
Thở ra và cảm nhận sự căng tức khác lạ nơi má. Đừng lo lắng, chỉ cần thư giãn một thời gian ngắn là bạn có thể lặp lại bài tập này một lần nữa đấy.


Bài tập cho vùng quanh mắt

Bài tập 1:

Dùng ngón cái và ngón trỏ tạo thành hình một chiếc kính quanh vùng mắt. Bằng cách này, da sẽ được kéo căng ra một cách nhẹ nhàng cả lên trên lẫn xuống dưới. Sau đó, chớp mắt từ 10 đến 20 lần nhưng vẫn giữ các ngón tay ở nguyên vị trí làm căng da. Cuối cùng, nghỉ tay, để cho mắt thư giãn một cách tự nhiên.

Bài tập 2:

Cũng dùng ngón trỏ và ngón cái tạo hình mắt kính, nhắm nghiền mắt lại sao cho mí mắt trên đè thật chặt mí mắt dưới. Để vậy khoảng 6 giây, sau đó để mắt thư giãn hoàn toàn.
Bài tập chống lại “vết chân chim”

Đặt ngón tay lên vùng thái dương nằm phía gần tai. Lúc này, miệng hơi mở và trượt nhẹ qua lại hàm dưới. Cảm nhận sự dịch chuyển của cơ hàm dưới thông qua cơ thái dương của bạn.

Sau khoảng 6 giây, bạn nên nghỉ giải lao để cơ hàm dưới được thư giãn. Lưu ý khi thực hiện động tác này bạn phải để các phần cơ mặt khác được thả lỏng thoải mái. Thường xuyên luyện tập bài tập này giúp chống lại tình trạng vết chân chim xuất hiện trên mặt

Hình ảnh có liên quan

Bài tập giúp vùng da nơi trán được mịn màng

Bài tập 1:

Đặt hai bàn tay áp sát lên trán sao cho các đầu ngón tay mỗi bàn đối diện nhau, sau đó nhướng lông mày và mí mắt lên trên. Bằng cách giữ hai tay nơi trán bạn đã có thể giảm bớt được tình trạng hình thành cách nếp nhăn khi nhướng mày. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy được lực căng nơi trán. Giữ nguyên động tác khoảng 6 đến 10 giây, cuối cùng thả tay và thư giãn.

Bài tập 2:

Đặt ngón tay lên chính giữa lông mày, miết tay theo hướng từ trong ra ngoài, đồng thời bạn cố gắng cau mày lại. Giữ nguyên tư thế trong vòng 6 giây.

Sau đó, bạn thử làm ngược lại bằng cách dùng ngón tay miết lông mày theo hướng từ ngoài vào trong, đồng thời nhướng mày lên. Động tác này có tác dụng giúp bạn giảm thiểu được các nếp nhăn vùng trán và vùng da xung quanh lông mày.

Kết thúc các bài tập làm căng da mặt

Cuối cùng, bạn có thể thư giãn cơ mặt bằng các bài tập mát xa đơn giản sau:

a/ Đặt các ngón tay của cả hai bàn tay lên xương hàm dưới. Sau đó mát xa nhẹ nhàng (các ngón tay chụm lại và mát xa theo hình vòng tròn nhỏ trên từng điểm) cho toàn bộ khuôn mặt từ dưới lên trên. Sau khi đã mát xa xong cho khuôn mặt, bạn cũng làm tương tự như vậy đối với các vùng chân tóc của mình.

b/ Làm tương tự đối với vùng sau đầu.

c/ Tương tự như a/ nhưng động tác được thực hiện từ vùng trung tâm mặt tỏa dần ra phía ngoài.

Unknown

Phasellus facilisis convallis metus, ut imperdiet augue auctor nec. Duis at velit id augue lobortis porta. Sed varius, enim accumsan aliquam tincidunt, tortor urna vulputate quam, eget finibus urna est in augue.

Related Posts: